Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

Triệu chứng bệnh ung thư đại trực tràng và cách điều trị

Táo bón hay chảy máu trực tràng là những triệu chứng viêm đại tràng phổ biến nhất. Đây là căn bệnh đang trở thành một trong những nguy cơ gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Tuy nhiên cho đến nay người ta vẫn chưa thể tìm ra được nguyên nhân chính gây ra ung thư đại tràng, chỉ biết rằng nó có sự liên hệ mật thiết với chế độ ăn uống của chúng ta.

Đại tràng là phần cuối của đường tiêu hóa cũng là nơi cuối cùng tiếp nhận thức ăn trước khi nó được đào thải ra ngoài. Ngày nay do sự thay đổi nhiều trong thói quen sinh hoạt cũng như ăn uống của người dân Việt nam mà tỷ lệ người mắc ung thư đại tràng ngày càng tăng. Những đối tượng chủ yếu của căn bệnh này nằm trong nhóm từ 30-60 tuổi và chủ yếu là nam giới. Khi có các triệu chứng lân sàng của bệnh thì việc xét nghiệm sang lọc nhằm tìm ra các polyp hay ung thư trước khi chúng phát triển sẽ giúp phát hiện sớm căn bệnh này và có phương pháp điều trị phù hợp. Việc này rất có ý nghĩa trong hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.

Vậy triệu chứng của bệnh viêm đại tràng là gì ?

Ung thư ở mỗi vị trí trên khung đại tràng sẽ có những biểu hiện triệu chứng khác nhau


. Thường thì bệnh ung thư đại tràng sẽ không có biểu hiện gì trong một thời gian dài ủ bệnh nhưng khi có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây bệnh nhân cần đi khám ngay :
– Trực tràng bị chảy máu bất kể với tần suất ít hay thường xuyên mà không có ly do rõ ràng.
– Sự thay đổi liên tục bất ngờ trong thói quen bài phân: táo bón, tiêu chảy hoặc táo bón, đại tiện ra phân có kèm theo chất nhầy.
– Đau quặn bụng và đại tiện có mót rặn thường xuyên mà không giải thích được nguyên nhân. Lúc này bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ nếu nó ngày càng trầm trọng.
– Mệt mỏi, khó thở, chóng mặt. Đây là dấu hiệu của chứng thiếu máu do việc mất máu để nuôi dưỡng khối u. Người bệnh bị giảm cân nhanh chóng.
Tùy theo vị trí của khối u chúng ta có thể xác định được đó là bệnh ung thư đại tràng phải hay trái. Mỗi bên lại cũng có những biểu hiện triệu chứng khác nhau.

-Khi có các biểu hiện toàn thân như : mỏi mệt, thiếu máu nhược sắc, sốt và đau bụng mơ hồ, khám thường sờ được khối u vùng hố chậu phải hoặc nửa bụng bên phải trong 50% trường hợp; bị tiêu chảy thì đó là triệu chứng của ung thư đại tràng phải.
– Với các triệu chứng như táo bón và đau quặn bụng. Khi u nằm ở phần thấp thường phân có dải và dính dây máu. Khối u chỉ sờ thấy trong 1/4 trường hợp thì đó là ung thư trực tràng trái.
Tuy nhiên cũng có trường hợp ung thư đại tràng chỉ phát hiện do di căn nhất là di căn gan hoặc do tắc ruột.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư đại tràng không có gì đặc hiệu và cũng chưa gây ra các biến chứng nghiêm trọng .Chính vì thế điều quan trọng bạn cần làm là nhận thức được tình trạng sức khỏe của mình để nhận ra được những thay đổi bất thường nhằm đi khám và điều trị bệnh kịp thời.

Các phương pháp chuẩn đoán ung thư đại tràng

Dưới đây xin giới thiệu với các bạn một số phương pháp xét nghiệm sang lọc nhằm chuẩn đoán bệnh ung thư đại tràng:

– Thăm khám trực tràng: phương pháp này được tiến hành đơn giản. Bác sỹ sẽ cho ngón tay vào trực tràng để kiểm tra xem có khối u nào không. Sử dụng cách này số lượng bệnh nhân được phát hiện ít nên phải làm thêm các xét nghiệm khác.
– Chụp hình đại tràng với chất cản quang: Trước khi tiến hành phương pháp này bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc sổ hết phần ra ngoài . Sau đó dung dịch có tính cản quan được tiêm vào người của bệnh nhân giúp hình ảnh ruột già được hiển thị trên phim khi chụp X-quang. Dựa vào hình ảnh này sẽ tìm ra được những bất thường trong trực tràng.
– Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân (FOBT): Phương pháp này xác định xem máu có ẩn trong phân không. Nều có sẽ tiếp tục làm các xét nghiệm khác để kiểm tra nguyên nhân chảy máu, tìm polyp hay ung thư
– Xét nghiệm DNA phân: Xét nghiệm này giúp tìm kiếm tế bào ung thu hoặc polyp tiền ung thư
– Nội soi đại tràng: Các bác sỹ sẽ dùng ống mỏng dẻo có gắn camera đưa vào trực tràng qua hậu môn để xem xét toàn bộ đại tràng của bệnh nhân. Nội soi đại tràng gây khó chịu nhưng sẽ không gây đau nên bệnh nhân có thể yên tâm
– Chụp cắt lớp ruột già: Để tìm kiếm polyp hoặc ung thư bác sỹ sẽ dùng kỹ thuật chụp cắt lớp điện toán để chụp ảnh của ruột già
– Soi đại tràng sigma: Đây là đoạn đại tràng ngay phía trên trực tràng. bác sĩ sẽ cho một ống rỗng, mỏng, dễ uốn nắn và có đèn sáng ở đầu mút vào trong trực tràng của bạn. Ống này được kết nối với một video camera nhỏ nhờ đó bác sĩ có thể xem xét trực tràng và phần dưới của ruột già. Phương pháp này có một nhược điểm là nó không thể giúp quan sát được khối u ở phần trên của ruột già.

Nhìn chung, bệnh ung thư đại tràng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu chúng ta phát hiện sớm và điều trị kịp thời căn bệnh này. Chuẩn đoán sớm ung thư đại tràng là bước quan trọng để điều trị bệnh hiệu quả. Bệnh nhân cần hợp tác tốt với bác sỹ trong việc thực hiện các xét nghiệm cơ bản nhằm tìm ra được bệnh.

Các phương pháp điều trị bệnh ung thư đại trực tràng
Phẫu thuật, Hóa trị, Xạ trị, Liệu pháp sinh học là những phương pháp thường được áp dụng trong điều trị bệnh ung thư đại trực tràng. Việc điều trị bằng phương pháp nào tùy thuộc vào kích thước, vị trí, phạm vi khối u và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ điều trị bằng phương pháp phối hợp.

Phẫu thuật:

Phương pháp phẫu thuật nhằm cắt bỏ khối u cùng với một phần đại tràng, trực tràng và các hạch lân cận; đồng thời nối lại những phần còn lành của đại tràng, trực tràng. Trong trường hợp không thể nối lại những phần con lành, bác sĩ sẽ phải thực hiện phẫu thuật nhằm mở thông đại tràng tạm thời hoặc vĩnh viễn nhằm tạo ra một con đường mới đưa chất thải ra ngoài.

Hạn chế cần lưu ý: Việc phẫu thuật sẽ gây đau và nhạy cảm tạm thời ở vùng được phẫu thuật, gây đại tiện lỏng hoặc táo bón tạm thời. Ngoài ra, với bệnh nhân phẫu thuật mở thông đại tràng thường bị kích thích ở vùng da quanh lỗ mở.

Xạ trị:

Đây là phương pháp phóng xạ, dùng tia X có năng lượng cao nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Mục đích của xạ trị là nhằm điều trị tại chỗ và thường được áp dụng nhất trong các trường hợp ung thư trực tràng.

Xạ trị có thể được thực hiện trước khi phẫu thuật để làm khối u nhỏ lại và dễ dàng cắt bỏ, hoặc sử dụng sau khi phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung ghư còn sót lại trong vùng được điều trị.

Có hai hình thức xạ trị: xạ trị từ máy chiếu bên ngoài (chiếu xạ ngoài) và xạ trị từ một vật được đưa vào bên trong cơ thể, đặt trực tiếp lên khối u hoặc gần đó (chiếu xạ trong). Khi cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định bằng cả hai hình thức kết hợp.

Hạn chế cần lưu ý: Xạ trị có thể tác động lên cả tế bào ung thư và cả tế bào lành. Khi xạ trị, bệnh nhân thường gặp phải những phản ứng phụ như: mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, đại tiện lỏng, thay đổi da ở vùng chiếu xạ, chảy máu trực tràng (đôi khi)…

Hóa trị:

Đây là biện pháp điều trị toàn thân. Thuốc chống ung thư sẽ được đưa vào cơ thể qua đường tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc qua đường uống. Hóa trị có thể được sử dụng sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể và nhằm kiểm soát sự phát triển của khối u cũng như giảm bớt triệu chứng của bệnh.

Hạn chế cần lưu ý: Tương tự như Xạ trị, Hóa trị tác dụng lên cả tế bào ung thư lẫn tế bào lành. Tùy vào loại thuốc và liều lượng cụ thể của thuốc mà bệnh nhân có thể gặp phải những biểu hiện sau trong quá trình hóa trị: rụng tóc, buồn nôn, đau miệng, đại tiện lỏng, người mệt mỏi, thậm chí nhiễm khuẩn hoặc chảy máu.

Liệu pháp sinh học:

Đây là một phương pháp mới, sử dụng hệ thống miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại ung thư. Nói một cách dễ hiểu thì liệu pháp sinh học nhằm kích thích và tăng cường chức năng chống lại ung thư một cachs tự nhiên của hệ thống miễn dịch.

Thuốc được dùng trong liệu pháp sinh học được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tìm kiếm và tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể. Liệu pháp miễn dịch có thể áp dụng trước khi phẫu thuật, áp dụng đơn độc hoặc kết hợp với hóa trị, xạ trị.

Hạn chế cần lưu ý: Liệu pháp miễn dịch có thể gây ra các triệu chứng giống như cảm cúm, rét run, buồn nôn, mệt mỏi…

Biện pháp hỗ trợ điều trị và hạn chế những tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư

Như trên đã phân tích, những phương pháp điều trị ung thư như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp sinh học gây ra những phản ứng phụ, khiến thể trạng bệnh nhân ung thư vốn yếu ớt lại càng thêm suy kiệt, mệt mỏi. Để khắc phục những hạn chế này, các chuyên gia ung bướu hàng đầu của Mỹ và Việt Nam đã phối hợp nghiên cứu và bào chế ra một loại sản phẩm nguồn gốc thảo dược, vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư lại vừa nâng cao thể trạng, tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh một cách hiệu quả. Đó là sản phẩm Us-Procells.

US-Procells được đặc chế từ những dược chất như S-allycysteine, Flavonoid, Saponin riterpenoid, Quinone, hợp chất Triterpene, Phylamin,Choline, Arginine…chiết xuất từ Tỏi đen Nhật Bản, Xạ đen, Linh chi, Bán chi liên, Bồ công anh…Những dược chất này có khả năng chống oxy hóa mạnh, có tác dụng hạn chế sự phát triển của khối u, ngăn chặn các tế bào ung thư, tiêu viêm, kháng khuẩn. Bên cạnh đó chúng còn giúo tăng cường và phục hồi các tế bào lympho, kích thích hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể, giảm mệt mỏi, giảm đau đớn; giảm thiểu những tác dụng phụ từ hóa trị, xạ trị, phẫu thuật; tăng thêm thời gian sống thêm trung bình cho bệnh nhân.

Kết quả nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy, những bệnh nhân ung thư đại trực tràng nói riêng và bệnh nhân ung thư nói chung khi dùng kết hợp Us-Procells trong quá trình điều trị ung thư đã có những kết quả hết sức khả quan. Phần lớn bệnh nhân cảm thấy đỡ mệt mỏi, đỡ đau, ăn ngủ tốt hơn, thể trạng cũng như tinh thần được cải thiện đáng kể, nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân. Đặc biệt hơn 59% bệnh nhân ung thư đại trực tràng kéo dài thời gian sống trên 5 năm so với dự đoán ban đầu.

Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017

Cách để mẹ bầu hết phiền toái do bệnh trĩ

Mẹ bầu nên tránh sử dụng các thức ăn nhiều dầu mỡ, có tính cay nóng, ớt, tiêu… để tránh cho bệnh trĩ nội không tiến triển nặng hơn.


Bệnh trĩ khi mang thai làm mẹ bầu gặp nhiều khó khăn khi đi vệ sinh, chịu nhiều đau đớn, khó chịu trong quá trình ăn uống sinh hoạt. Nếu không có sự chú ý chăm sóc, bệnh trĩ sẽ nặng hơn sau khi sinh. 9 cách điều trị bệnh trĩ sau sẽ giúp mẹ thuyên giảm được cơn đau, phiền toái do bệnh trĩ mang lại.


1. Uống nhiều nước


Việc bổ sung đủ nước rất quan trọng đối với mẹ trong suốt thai kỳ. Khi mẹ uống đủ nước giúp thanh lọc cơ thể, tăng lượng nước ối quanh bào thai, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, đảm bảo cho nhu cầu máu tăng cao trong cơ thể mẹ. Nước giúp mẹ tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, tránh được hiện tượng táo bón dài ngày, nguyên nhân làm bệnh trĩ khi mang thaithêm nặng.

 

2. Ăn uống hợp lý


Mẹ bầu chú ý bổ sung thêm nhiều chất xơ trong thực đơn ăn hàng ngày. Chất xơ có trong nhiều các loại đậu, rau xanh. Có một số các loại củ quả rất tốt cho mẹ trong việc chữa táo bón, tăng hoạt động đường ruột như cà rốt, khoai lang, chuối, bí đỏ…
Khi mang thai, bà bầu nên ăn các loại hoa quả chua như cam, bưởi để bổ sung vitamin C. Nếu có thể nên ăn một, hai hũ sữa chua mỗi ngày. Sữa chua được lên men bởi các loại vi khuẩn tốt, giúp cho việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
Mẹ bầu nên tránh sử dụng các thức ăn nhiều dầu mỡ, có tính cay nóng, ớt, tiêu… để tránh cho bệnh trĩ không tiến triển nặng hơn.


3. Bổ sung lượng canxi, sắt phù hợp tránh bị dị ứng


Mang thai, mẹ thường bổ sung thêm nhiều canxi và chất sắt. Việc bổ sung quá nhiều canxi khi bầu bí và thừa sắt cũng gây nên hiện tượng táo bón dẫn đến bệnh trĩ. Mẹ chỉ nên bổ sung lượng sắt và canxi thích hợp với cơ thể mẹ và bé theo đơn kê bác sĩ. Nếu uống thuốc bị táo bón liên tục kéo dài, hãy nói với bác sĩ để họ thay đổi loại thuốc và canxi khác tốt, phù hợp hơn.


4. Vận động cơ thể


Cảm giác mệt mỏi khi mang thai khiến mẹ chỉ muốn nằm nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Nhưng sự thật việc nằm lâu không hề có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Mẹ nên vận động cơ thể nhẹ nhàng như đi bộ, hoặc tập những bài tập yoga, bài tập kegel cho bà bầu. Bài tập kegel hàng ngày giúp tăng lưu thông máu ở vùng trực tràng, và tăng cường cơ bắp xung quanh vùng hậu môn rất tốt cho việc chữa trị bệnh trĩ. Việc vận động cũng giúp mẹ quá trình sinh nởsau này diễn ra nhẹ nhàng thuận lợi hơn.
Nếu công việc của mẹ phải ngồi nhiều hoặc đứng lâu, hãy cố gắng thay đổi tư thế di chuyển đi lại khoảng 10, 15 phút sau mỗi giờ đứng hoặc ngồi. Khi nằm nghỉ ngơi thư giãn hoặc ngủ, mẹ hãy chọn cách nằm nghiêng về bên trái, tránh nằm ngửa hoặc sấp để giảm ứ máu tại vùng xương chậu và hậu môn.


5. Tránh làm việc nặng, tăng cân quá nhiều


Trong thời gian mang bầu mẹ tránh không bê vác các vật nặng cũng như làm nhiều việc nặng nhọc, hay ngồi xổm làm việc. Làm việc nặng dễ làm tăng áp lực lên ổ bụng và vùng xương chậu.
Mẹ muốn bồi bổ cung cấp đủ dinh dưỡng cho con cũng cần có chế độ ăn hợp lý, tránh việc tăng cân quá nhiều, chỉ số tăng lý tưởng là từ 12-15 kg. Tăng cân quá nhiều không tốt cho việc điều trị bệnh trĩ, còn dẫn đến nhiều bệnh lý khác cho mẹ.


6. Tắm nước ấm, chườm đá lạnh


Tắm nước ấm cũng là cách chữa trị bệnh trĩ hiệu quả cho mẹ. Mẹ hãy ngâm mình trong nước ấm vào buổi tối, vừa nghỉ ngơi thư giãn, vừa giúp tuần hoàn máu dễ dàng. Nếu không mẹ có thể ngâm riêng hậu môn bằng nước ấm pha lẫn muối trắng, việc ngâm như vậy giúp máu ở tĩnh mạch vùng hậu môn lưu thông tốt hơn, giảm sưng, phù nề các búi trĩ.
Hoặc mẹ có thể bọc đá lạnh vào túi vải mềm rồi thực hiện phương pháp chườm lạnh, mát xa nhẹ nhàng cho vùng hậu môn cũng rất hiệu quả trong việc giảm đau nhức sưng tấy từ các búi trĩ.

7. Sử dụng các bài thuốc dân gian


Các bài thuốc chữa bệnh trĩ từ dân gian rất hiệu quả mà lại an toàn cho cả mẹ và bé trong thai kỳ. Mẹ lấy lá diếp cá rửa sạch đun sôi, bỏ thêm vài hạt muối. Khi nước còn ấm nóng, mẹ dùng ngâm rửa vùng hậu môn, phần bã đắp lên chỗ búi trĩ. Kiên trì làm đều đặn hàng ngày sẽ giúp mẹ đẩy lùi được rắc rối phiền toái do trĩ đem lại.
Hoặc mẹ dùng lá thiên lý non, giã lá thiên lý cùng với muối rồi cho vào nồi đun sôi. Lọc nước bỏ phần bã, lấy nước đó thấm bôi đắp vào vùng hậu môn để làm co búi trĩ, giảm sưng tấy.


8. Rèn thói quen vệ sinh


Mẹ hãy rèn cho mình thói quen đi vệ sinh đúng giờ mỗi ngày như một phản xạ điều kiện, tránh tình trạng táo bón kéo dài. Khi đi vệ sinh không được ngồi quá lâu để tránh việc tăng áp lực lên trực tràng.
Mẹ vệ sinh vùng hậu môn thật sạch sau mỗi lần đi cầu, không sử dụng các loại giấy vệ sinh quá khô, chất lượng không đảm bảo, hoặc giấy có màu, nhiều mùi thơm vì sẽ dễ gây tổn thương, nhiễm trùng các tĩnh mạch ở hậu môn.


9. Thăm khám bác sĩ


Và điều cuối cùng nhưng rất quan trọng là khi mang bầu để an toàn cho cả mẹ và bé, mẹ không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc uống, gel bôi chữa bệnh trĩ nào bán trên thị trường khi chưa có sự cho phép chỉ dẫn của bác sĩ.
Cùng với việc đi khám thai thường xuyên để theo dõi tình hình sức khỏe phát triển của thai nhi, mẹ đừng nên bỏ qua việc thăm khám bệnh trĩ khi mang thai để biết chính xác mẹ đang bị trĩ ở cấp độ mấy và bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị bệnh hiệu quả cho mẹ, tránh tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn sau sinh nở.

 

Theo Bau.vn

Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

Ô nhiễm môi trường gây ra những bệnh gì?

Theo báo sức khỏe và đời sống cho biết có bảy loại bệnh được cho là liên quan mật thiết với vấn đề ô nhiễm môi trường, bao gồm bệnh ung thư, bệnh hệ tuần hoàn, bệnh hệ thần kinh, ngộ độc, bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng, bệnh hệ tiêu hóa, bệnh hô hấp.

Theo báo cáo quốc gia về sức khỏe môi trường năm 2007, những bệnh này chiếm tỉ lệ khác nhau ở những nơi có nguồn ô nhiễm môi trường khác nhau. Chẳng hạn, tại khu vực Thượng Đình (Hà Nội) tỉ lệ mắc bệnh viêm phế quản mãn tính là 6,4%, ở nơi khác chỉ 2,8%; hô hấp trên 36,1%, ở nơi khác là 13,1%; triệu chứng về mắt: 28,5%, nơi khác: 16,1%; rối loạn chức năng thông khí phổi: 29,4% so với nơi khác là 22,8%. Các bênh về tim mạch cũng gia tăng


Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân gây ra những bệnh tật mới trong những năm gần đây

Số liệu thống kê từ Bộ Y tế cho thấy trong những năm gần đây, các bệnh nhân về đường hô hấp có tỷ lệ mắc cao nhất trên toàn quốc, nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm không khí gây ra. Kết quả thống kê cứ 100.000 dân có đến 4,1% số người mắc các bệnh về phổi; 3,8% viêm họng và viêm amidan cấp; 3,1% viêm phế quản và viêm tiểu phế quản.

Người lao động là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp khi môi trường không khí của khu vực sản xuất bị ô nhiễm. Trong đó, người lao động trong các cơ sở sản xuất công nghiệp thường bị mắc các bệnh hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, mắt, bệnh ngoài da và một số hiện tượng ngộ độc CO, SO2, chì...

Trong khi đó trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, bởi cơ thể trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, đồng thời ở lứa tuổi này trẻ hoàn toàn bị thụ động trước các ảnh hưởng có hại của môi trường do người lớn gây ra.

Trước đây rất hiếm trường hợp trẻ 2 tuổi bị hen phế quản. Nay những trường hợp này ngày càng nhiều hơn, trầm trọng hơn. Hay bệnh viêm mũi thường chỉ có triệu chứng sổ mũi, nay chuyển xuống viêm họng, viêm thanh quản. Mật độ dân cư đông, ô nhiễm môi trường được cho là nguyên nhân làm trầm trọng và gia tăng bệnh tật như hiện nay.

Một số bệnh có mối liên quan chặt với ô nhiễm không khí đến khám, chữa trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) ngày càng gia tăng như suyễn (từ 3.074 trường hợp vào năm 1996 tăng lên 11.491 trường hợp vào năm 2005); nhiễm khuẩn hô hấp dưới (từ 2.727 trường hợp vào năm 1996 tăng lên 3.772 trường hợp vào năm 2005); viêm tai giữa (từ 441 trường hợp năm 1996 vào lên 1.999 trường hợp vào năm 2005)...

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết mỗi năm có đến 2 triệu trẻ em tử vong vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp, 60% trong số đó do ô nhiễm không khí.

Tổ chức này cũng lượng định có khoảng 3 đến 5 phần trăm trẻ em trên toàn thế giới bị sinh ra ra với khuyết tật bẩm sinh do ô nhiễm môi trường.

Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

Cách chăm sóc bà bầu tốt nhất là có sự quan tâm của người chồng

Theo báo sức khỏe và đời sống : Sự quan tâm của người chồng giúp vợ xua tan đi những căng thẳng và mệt mỏi, âu lo trong thời gian mang thai. Vì thế, sự "đồng hành" của chồng là cách chăm sóc bà bầu tốt nhất.

Sự quan tâm của người chồng là cách chăm sóc bà bầu tốt nhất

Ân cần quan tâm vợ là cách chăm sóc bà bầu tốt nhất mà chuyên gia khuyên các ông chồng nên thực hiện

Nam giới cần biết rằng khi phụ nữ mang bầu, họ rất thích được quan tâm. Họ cần tình cảm, tình yêu, sự quan tâm, chăm sóc và có thể cả những món quà từ người chồng.

Tâm lý của phụ nữ khi mang bầu thường cho rằng mình xấu xí, sồ sề và họ rất cần ai đó nói rằng trông họ đẹp, không hề xấu xí chút nào. Và đó chính là công việc của các ông chồng. Mặc dù cô ấy không hề muốn nghe những lời tâng bốc thái quá nhưng hãy cố gắng khen vợ mình bằng những lời chân thật nhất xuất phát từ tình yêu dành cho hai mẹ con.

Thêm nữa, thời gian này các ông chồng cũng nên dành nhiều thời gian để về sớm với vợ, vào bếp cùng vợ. Chắc chắn vợ bạn sẽ cảm kích trước tấm chân tình của chồng nhiều lắm đấy

Để có cách chăm sóc sức khỏe bà bầu tốt nhất cần luôn cập nhật thông tin

Không chỉ mẹ mà các ông bố cũng nên chủ động tìm kiếm những thông tin về thai kỳ, cách chăm sóc mẹ và con, chế độ dinh dưỡng… để chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé. Mỗi lần vợ đi khám thai, bạn nên đi cùng để biết thêm tình hình sức khỏe của vợ và con, cùng tham gia các lớp tiền sản để bồi dưỡng thêm kiến thức, kỹ năng về đời sống vợ chồng, thai kỳ và chuẩn bị tốt hơn cho cuộc vượt cạn sắp đến. Biết được càng nhiều thông tin, bạn sẽ càng tự tin,thoải mái hơn trong cuộc sống hằng ngày, chẳng hạn như việc giao hợp khi mang thai, sức khỏe của thai phụ và thai nhi qua từng tuần, từng tháng… và những gì bạn có thể làm khi vợ chuẩn bị lâm bồn và thiên thần nhỏ của bạn cất tiếng khóc chào đời.

Nói chuyện với con là cách chăm sóc bà bầu tốt nhất nên thực hiện hàng ngày

Khoa học chỉ ra rằng, thanh âm trong giọng nói nam giới truyền qua thành bụng người mẹ và nước ối đến với thai nhi dễ dàng hơn là giọng nói của phụ nữ. Vì thế, các ông bố hãy tận dụng lợi thế đó để thể hiện tình yêu với con ngay từ khi chúng còn nằm trong bụng mẹ. Thai nhi sẽ cảm nhận được tình yêu, sợi dây gắn kết với người cha thông qua việc ghi nhớ giọng nói. Một lí do quan trọng khác, các mẹ bầu đều cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi chứng kiến cha – con nói chuyện với nhau qua cơ thể mình. Họ cảm thấy yêu chồng và yêu con hơn bao giờ hết. Đàn ông cũng nên học cách chăm sóc trẻ sơ sinh

Các ông chồng cần đặc biệt tránh tổn thương cho vợ

Mang thai sinh con đã vắt kiệt sức lực của cô ấy, nên hầu hết các bà vợ sau khi sinh xong đều cảm thấy mệt mỏi rệu rã về thể xác. Thêm việc chăm con đêm hôm khiến họ bị căng thẳng về tinh thần nên có nhiều người dễ mắc chứng trầm cảm sau sinh. Lúc này, đừng vì thế mà bạn chán nản khi thấy cô ấy thay đổi quá nhiều so với trước kia. Thân hình chảy sệ hay đẫy đà của vợ cũng là sự hy sinh cho đứa con của mình. Thời điểm này, bạn hãy thử tích cực dành sự quan tâm cho vợ, chú ý đến những khoảnh khắc cô ấy cho con bú hay ôm con ngủ – tất cả đều mang lại cho bạn sự bình yên và vui vẻ. Hãy khen cô ấy thay vì nói những câu như “dạo này nhìn em chán lắm rồi đấy”.

Hãy vạch kế hoạch “tương lai” của bé thật rõ ràng, tỉ mỉ

Em bé sẽ cần có chỗ ngủ, chỗ ăn và một chỗ để chơi. Em bé cũng cần tã, chăn, bỉm và quần áo để mặc… Vì thế, các ông bố có thể sơn lại phòng, cùng vợ mua sắm giường cho bé và những vật dụng cần thiết để chào đón bé ra đời. Vai trò trụ cột của người cha đặc biệt quan trọng. Bố còn phải tính đến việc cân đối các khoản tài chính và cùng mẹ lên kế hoạch chăm sóc em bé khi có thêm một thành viên mới.

Không gì tốt hơn là cho con một mái ấm gia đình hạnh phúc. Ngay từ lúc này, hãy học cách nuôi dạy con tốt, học cách để trở thành một người cha tốt. Nhớ rằng, làm cha là một công việc khó khăn và bạn phải thực sự nỗ lực cho vai trò mới này.

Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh

Khi bé chào đời, niềm vui của cả gia đình như tăng lên nhiều lần khi đón thêm 1 thành viên bé nhỏ nữa. Trẻ mới sinh ra, non nớt và mỏng manh, do đó bạn cần học cách chăm sóc trẻ sơ sinh


Chăm sóc giấc ngủ cho bé - cách dạy con ngoan

Giấc ngủ của bé đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển thể chất cũng như tinh thần của bé, vì vậy bà mẹ cần chăm sóc tốt giấc ngủ cho bé. Thời gian ngủ trung bình của trẻ sơ sinh là 18 - 20 giờ/ngày.

Tư thế nằm ngủ, giường đệm và thói quen đúng của người chăm sóc bé là 3 yếu tố giúp bé ngủ ngon và không gặp nguy hiểm. Cần tránh cho bé nằm sấp. Tất cả các nghiên cứu giấc ngủ của trẻ đều cho thấy tư thế nằm sấp làm tăng nguy cơ tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh.

Trên thực tế, bé chưa đủ khả năng xoay người hoặc nhổm dậy khi gặp vấn đề như bị ngạt, bị gối đè... Đặt bé nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất cho bé theo khuyến cáo của các bác sĩ Nhi khoa. Nằm ngửa giúp khuôn mặt bé thoải mái, bé dễ hô hấp và tránh cho bé nguy cơ bị ngạt trong đống chăn gối. Tuy nhiên, khoảng tháng thứ 6, bé đã biết nhỏm đầu, lật nghiêng sang một bên. Đừng lo lắng nếu bé xoay người khi ngủ, đều đó có nghĩa là bé đã có đủ sức để lựa chọn một tư thế tốt nhất cho mình.

Nhiều bậc cha mẹ thường hay rung lắc giúp bé dễ ngủ hơn, tuy nhiên cần lưu ý hành động này khiến não bé dễ bị tổn thương.

Không hút thuốc: hút thuốc thụ động có hại cho mọi người, đặc biệt là các em bé. Khói thuốc gây ra các vấn đề về hô hấp và các bệnh viêm phế quản bởi tư thế nằm ngửa của bé.

Giữ nhiệt độ phù hợp: nên giữ nhiệt độ trong phòng bé phải > 26 độ C. Nếu quá nóng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên, gây nguy hiểm cho bé. Quá lạnh sẽ làm bé dễ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp. Nên cho bé nằm cạnh mẹ, giúp cho việc theo dõi và cho con bú sữa mẹ sẽ dễ dàng hơn.

Chăm sóc trẻ em - Chăm sóc vệ sinh cho bé

Tắm là một phần không thể thiếu trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé. Tắm cho bé đúng cách có thể giúp cho bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu và có một giấc ngủ ngon.

Với những bé chưa rụng rốn có thể tắm bằng khăn, dùng khăn nhúng nước sạch và lau toàn thân bé. Đối với bé đã rụng rốn rồi có thể tắm bằng chậu. Không nhất thiết mỗi ngày phải gội đầu cho bé, ngoại trừ thời tiết nóng. Khi trời lạnh chỉ nên gội đầu bé 2 - 3 lần/tuần.

Vệ sinh mũi và tai: không nên ngoái bên trong mũi và tai em bé, chỉ cần làm sạch tai bằng cách sử dụng bông gòn thấm nước ngoài tai vì ráy tai là dịch tiết tự nhiên ở ống tai ngoài, có tính khử trùng và bảo vệ màng nhĩ khỏi cát bụi.

Vệ sinh móng tay, chân: không nên để móng tay, chân bé quá dài, bé sẽ tự cào xước da mình. Thời gian cắt móng tay cho bé là sau khi tắm, lúc này móng tay bé mềm.

 

Một số lưu ý khi tắm bé và chăm sóc rốn cho bé

Hàng năm, có rất nhiều trẻ bị nhiễm trùng rốn. Một số trường hợp rất nặng, khó điều trị và để lại di chứng như: nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ, vàng da mà nguyên nhân là do trẻ chưa được sự chăm sóc rốn đúng.

Những sai lầm mà các bậc phụ huynh thường mắc phải khi chăm sóc rốn cho trẻ là không dám đụng vào rốn của trẻ, chờ đến khi trẻ rụng rốn mới đụng đến, mang băng rốn quá kín, kéo dài 2-3 tháng mới mở ra... Những thói quen này đã ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

Chăm sóc rốn cho trẻ là việc rất quan trọng. Đó là một quá trình liên tục, phải làm từ ngay sau sinh tới khi rốn rụng, lên sẹo khô. Phải bảo đảm vô khuẩn khi cắt rốn và làm rốn. Nếu người mẹ ở tại các cơ sở y tế thì việc chăm sóc rốn chủ yếu do các bác sĩ, điều dưỡng viên thực hiện. Nếu sinh thường, không có nguy cơ, sản phụ được thầy thuốc cho về nhà tự theo dõi tiếp.

Mẹ và bé được đưa về nhà thì việc chăm sóc, theo dõi để phát hiện các bất thường của rốn lại do chính các bà mẹ hoặc người nhà thực hiện. Trong từng hoàn cảnh cụ thể, việc chăm sóc rốn sẽ được thực hiện như sau: hằng ngày, nên rửa rốn bằng dung dịch cồn 70 độ với bông sạch. Để thoáng, không băng rốn sau khi mở kẹp rốn; dùng bông sạch tẩm cồn 70 độ lau nhẹ nhàng từ đầu rốn xuống chân rốn. Lặp lại như trên từ 2-3 lần. Sát trùng rộng da xung quanh rốn 3 cm. Nên chú ý, việc tắm, lau người, chăm sóc rốn cho trẻ không ảnh hưởng đến rốn nhưng phải để rốn khô thoáng sau chăm sóc.

Tránh rắc tiêu lên rốn trẻ sau khi rụng rốn; không rắc bột kháng sinh, không bôi thuốc đỏ vào rốn, không đắp lá cây, xác sinh vật... kể cả thuốc lên rốn trẻ. Nếu trong quá trình chăm sóc, thấy rốn rỉ máu, chảy máu (cả khi rốn chưa rụng hoặc khi rốn đã rụng), rốn hôi, chảy nước màu vàng, rốn sưng đỏ, có mủ, rốn có u hạt to, không khô... cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế.

Tóm lại, khi chăm sóc rốn cho trẻ, cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, điều dưỡng viên, theo dõi thường xuyên để phát hiện và xử trí sớm các trường hợp bất thường, tránh được các biến chứng không đáng có.

Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017

HƯỚNG DẪN CÁCH CHĂM SÓC KHI BÉ BỊ TIÊU CHẢY

Trẻ tiêu chảy thường xuyên kèm theo hiện tượng nôn trớ, sốt cao và hay quấy khóc. Nếu không sớm kịp thời khắc phục, con sẽ bị mất nước, chán ăn và sụt cân nhanh chóng. Thậm chí, nhiều trường hợp, bệnh tiến triển nặng thành tiêu chảy cấp gây suy hô hấp, dẫn tới tử vong. Chính vì thế, trước những nguy hiểm rình rập, các mẹ nên biết cách chăm sóc em bé khi bị tiêu chảy.

Khi bị tiêu chảy, mẹ vẫn cho con bú bình thường, thậm chí các chuyên gia nhi khoa khuyên mẹ nên cho con bú nhiều hơn để bổ sung lượng nước bị mất đi và cung cấp vi chất cần thiết, nâng cao sức đề kháng cho khỏi.


Nếu con đang trong thời kì bú mớm, mẹ cần tăng cường ăn nhiều chất xơ hòa tan để đường ruột của con mau chóng ổn định. Nếu con trong thời kì ăn dặm, cần bổ sung các thực phẩm này trong thực đơn hàng ngày của bé. Lưu ý loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ để có thể của con dễ hấp thụ.

Mẹo vặt gia đình chữa tiêu chảy cho bé


Đặc biệt, tiêu chảy xuất hiện do tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn bị mất cân bằng. Thông thường, tỷ lệ cân bằng khi lợi khuẩn chiếm 85% và hại khuẩn là 15%. Tuy nhiên, dưới tác động của nhiều nhân tố (thời tiết, lạm dụng thuốc kháng sinh, thực đơn ăn uống không khoa học) nên lượng lợi khuẩn thiếu hụt, hại khuẩn gia tăng, gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa. Chính vì thế, mẹ nên bổ sung lợi khuẩn Probiotic để ức chế hại khuẩn và cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Nếu lợi khuẩn Probiotic kết hợp với chất tiền trợ sinh prebiotic, hiệu quả sẽ được tăng lên gấp bội. Chính vì thế, các mẹ nên lựa chọn sản phẩm men vi sinh xuất xứ kim chi Hàn Quốc vì có chứa cả 2 thành phần này.


Bên cạnh một số lưu ý trên, để đẩy lùi tình trạng tiêu chảy ở bé, mẹ cần loại bỏ các sai lầm thường gặp dưới đây.


Những sai lầm mẹ thường mắc phải khi con bị tiêu chảy


Thông thường, khi thấy con có hiện tượng phân lỏng, các mẹ giúp trẻ cầm bằng cách cho con ăn lá búp ổi, hồng xiêm xanh hoặc các loại thuốc khác. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ cầm cự được thời gian ngắn sau đó sẽ quay trở lại tái phát bởi chúng không điều trị được tận gốc nguyên nhân gây nên bệnh. Như đã phân tích ở trên, bệnh xuất hiện do hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng. Chính vì thế, thay vì áp dụng bài thuốc dân gian không hiệu quả triệt để mẹ nên cho con uống men vi sinh xuất xứ kim chi Hàn Quốc mỗi ngày nhé.

Xem thêm : Mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh

Đồng thời, nhiều mẹ khi thấy con có hiện tượng tiêu chảy, cơ thể gầy gò hẳn đi nên lo lắng cho con ăn nhiều. Nhưng điều này hoàn toàn không khoa học vì chúng khiến quá trình tiêu hóa của con trở nên khó khăn hơn.


Nếu mẹ sốt ruột thấy điều trị tiêu chảy lâu khỏi, vội vàng do cho con uống thuốc kháng sinh thì không nên nhé. Chỉ cho con uống khi có chỉ định của bác sĩ. Bởi thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt hại khuẩn mà còn tiêu diệt lợi khuẩn nên còn khiến tình trạng tiêu chảy không những giảm mà còn nặng hơn gấp bội.

Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

7 loại thảo dược giúp phòng và chữa bệnh đường hô hấp

Ho, hen, viêm họng, viêm phế quản... là những căn bệnh hô hấp thường gặp trong điều kiện thời tiết nắng nóng, mưa nhiều.

Trong một số trường hợp, sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên để thay thế cho thuốc kháng sinh hoặc thuốc trị ho sẽ là giải pháp an toàn, hiệu quả.


1. Quả tắc


Tắc hay còn được gọi là quất, từ lâu đã được đánh giá là một loại quả có giá trị dinh dưỡng cao. Do thành phần quả tắc chứa nhiều chất có lợi cho cơ thể nhờ đó giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính. Theo Đông y, trái tắc có tác dụng hóa đờm hạ khí, chữa ho do phong hàn, hen suyễn, cảm, sổ mũi, ho.
Có thể chế biến tắc thành nhiều dạng để chữa bệnh:
- Tắc chưng đường phèn hoặc mật ong (rất tốt cho trẻ em): 2 trái tắc chín, cắt làm đôi, cho vào chén cùng với ít đường phèn hoặc mật ong, đem hấp chín, nghiền nát, để nguội uống 3 lần trong ngày.
- Tắc, gừng, tần dày lá, chưng đường phèn hoặc mật ong: 2 trái tắc cắt đôi, khoảng 10 lá rau tần xắt nhỏ, thêm 3 lát gừng mỏng, hấp chung với một muỗng mật ong hoặc ít hạt đường phèn, chưng cách thủy trong 10 phút. Nên uống nước thuốc lúc còn ấm, mỗi ngày uống 2-3 lần.
- Tắc ngâm đường: Khoảng 1kg tắc, lựa trái vàng đều, rửa sạch, thái mỏng, bỏ hột, xếp vào lọ. Cứ một lớp tắc lại rải một lớp đường phèn, sau đó đậy nắp kín đến khi thấy có dung dịch sệt như xi rô. Pha nước ấm quậy đều uống và nhai luôn cả vỏ có tác dụng chữa ho, thông phế.
- Tắc muối: Tắc mua về rửa sạch, đem phơi một nắng cho hơi héo da, bỏ vào hũ sành hoặc lọ thủy tinh lớn. Cứ 1 chén tắc, phủ lên 1/2 chén muối sạch, tiếp tục từng lớp cho đến khi đầy hủ, đậy kín nắp, đem ra phơi nắng. Khi nào thấy nước tắc tươm ra vàng ươm, trái tắc trở màu nâu vàng là dùng được. Nên thêm vào 50g cam thảo càng tốt. Tắc muối chữa các bệnh ho, hen suyễn, khò khè rất hiệu quả.


2. Tần dầy lá


Còn gọi là rau thơm lông, hay được dùng để nêm canh chua. Có thể thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi, dùng đến đâu hái đến đó, nên hái lúc trời khô ráo. Rau tần có chứa tinh dầu carvacrola và một chất màu đỏ là colein đều có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với một số vi trùng, nhất là ở vùng hầu họng, mũi.
Theo y học cổ truyền, rau tần có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi phế, trừ đờm, giải cảm, phát hãn. Dùng tươi (5-10 lá) mỗi ngày, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị khác như gừng, bạc hà, tràm, tía tô, củ sả…
Đơn giản hơn là nhai sống với tí muối, giã lấy nước uống hoặc hãm nước sôi; có thể chưng với tắc, vỏ quýt, gừng, đường phèn, để chữa ho, viêm họng, khan tiếng, cảm cúm, sổ mũi. Trẻ bị ho do viêm họng khi trời lạnh nên lấy 4-5 lá đem cắt nhỏ, cho vào chén chưng cách thủy với vài hạt đường phèn rồi lấy nước cho trẻ uống từng chút, chia nhiều lần trong ngày.


3. Cây thuốc dòi


Còn gọi là cây bọ mắm có tác dụng chữa cảm, ho, viêm họng. Dùng khoảng 8-16g lá khô (50g lá tươi), nấu nước cho trẻ uống mỗi ngày.

4. Rau tía tô


Dùng 10g lá hoặc hạt tía tô sắc lấy nước uống chữa ho khò khè ở trẻ nhỏ.


5. Gừng


Khi có triệu chứng khó chịu như đau rát cổ họng, ho nhiều và đau tức ngực, hãy thử dùng 1-2 tách trà gừng ấm pha với ít nước cốt chanh và mật ong, đảm bảo bệnh cảm sẽ nhanh chóng biến mất nhờ tác dụng kháng viêm, chữa ho và làm sạch cổ họng, giữ ấm cơ thể của gừng.


6. Tràm

Lá Tràm có vị cay, tính ấm, mùi thơm dễ chịu, tác dụng làm ra mồ hôi, giảm ho, trừ thấp, giảm đau. Thường dùng cành lá tươi sắc hoặc hãm nước sôi uống với liều 20g trong 1 lít, có tác dụng chữa các chứng sổ mũi, hắt hơi, ngạt mũi, nhức đầu, sốt, đau nhức mình mẩy, ho có đờm, ăn uống không tiêu.


7. Sả


Các bài thuốc dân gian thường nhắc đến công dụng của trà sả, có công dụng chữa cảm lạnh và ho bằng cách kết hợp lá sả non, mật ong, hạt tiêu, quế, nước cốt chanh và lá bạc hà. Loại trà sả hỗn hợp này làm thông mũi họng, giúp người bệnh dễ hít thở hơn, giữ ấm toàn thân và làm dịu cơn ho rất hiệu quả.